Chăm sóc con nhỏ là một thử thách đầy khó khăn với các bậc cha mẹ, nhất là những chị em lần đầu làm mẹ. Bất kì một vấn đề nào ở trẻ cũng khiến mẹ lo lắng, mất ăn mất ngủ, nhất là những bất thường trên da. Mụn kê là một loại mụn sơ sinh phổ biến ở các bé dưới 12 tháng tuổi. Mặc dù chúng không hề nguy hiểm, nhưng nếu chăm sóc sai cách thì hoàn toàn có thể gây ra nhiễm trùng nghiêm trọng. Bài viết sau đây sẽ giúp các chị em tìm hiểu rõ hơn về mụn kê ở trẻ sơ sinh và cách để loại bỏ mụn kê nhanh chóng, an toàn cho bé.
Mụn kê là gì?
Mụn kê là những mụn nhỏ, màu trắng, có kích thước chỉ khoảng 1mm, chúng mọc thành từng đám trên da của trẻ sơ sinh. Mụn kê không ngứa, không đau rát, không khiến trẻ khó chịu. Mặc dù những mảng mụn này có thể xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau trên cơ thể của bé, nhưng chúng phổ biến nhất ở vùng mặt (nhất là ở má và trán). Mụn kê ở trẻ em sẽ dễ bị nhầm lẫn với rôm sảy, chàm sữa.
Mụn kê bắt đầu hình thành từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 4 sau khi em bé được sinh ra. Trong một số trường hợp, em bé có thể bị mọc mụn kê ngay từ khi sinh ra. Khoảng 20% trẻ sơ sinh sẽ bị mụn kê trong những năm tháng đầu đời, nó là một vấn đề sinh lý mà hầu như các bà mẹ sẽ không thể làm gì được để ngăn chặn nó xảy ra.
Thông thường, mụn kê ở em bé không phải là vấn đề đáng lo ngại với các bà mẹ, bởi hầu hết chúng sẽ nhanh chóng biết mất chỉ sau vài tuần. Nếu như quá 3 tháng, mụn kê không có dấu hiệu biến mất, thì bạn nên đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra và có hướng xử lý kịp thời.
Nguyên nhân mụn kê hình thành
Hiện tại, khoa học vẫn chưa thể lý giải được chính xác vì sao mụn kê xuất hiện. Nhưng các nhà nghiên cứu cho biết một số yếu tố sau có liên quan đến nguy cơ hình thành mụn kê:
Mụn trứng kê ở trẻ sơ sinh có thể là do nội tiết tố của mẹ vẫn còn lưu thông trong máu của bé sau khi sinh, nhất là hormone được truyền từ sữa mẹ trong thời gian cho con bú. Lượng hormone kích thích tuyến bã nhờn trên da của bé khiến cho bã nhờn bị ứ đọng gây tắc nang lông, dẫn đến hình thành các nốt mụn. Vì thế, người ta thường gọi mụn kê là mụn trứng cá ở trẻ em.
Hơn nữa, các lỗ chân lông trên da trẻ sơ sinh chưa phát triển hoàn thiện, đồng thời làn da còn rất mong manh, nhạy cảm nên chúng dễ dàng trở thành mục tiêu bị bụi bẩn xâm nhập và làm nổi mụn.
Làm sao để mụn kê nhanh biến mất?
Mặc dù mụn kê sẽ tự biến mất theo thời gian. Nhưng với tâm lý làm cha làm mẹ nên có thể bạn sẽ cảm thấy rất sốt ruột và muốn chúng biến mất nhanh nhất. Đừng lo nhé, vì mẹ hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian “xóa sổ” những đám mụn đáng ghét này bằng cách thực hiện một số mẹo dân gian sau đây:
Trị mụn kê bằng lá riềng:
Lấy 1 nắm lá riêng tươi, cạo sạch phần lông bám ở mặt sau của lá, ngâm rửa thật sạch với nước muối để loại bỏ tạp chất. Dau đó, bỏ lá riềng vào nồi đun sôi cùng 2 lít nước. Khi nước đã sôi, chuyển màu vàng thì tắt bếp và để nước nguội bớt. Bạn chắt nước ra thau và dùng khăn mềm tắm cho bé. Hãy lau rửa phần da có mụn thật nhẹ nhàng để không làm trầy xước mụn.
Trị mụn kê bằng lá khế:
Với lá khế, bạn cũng làm tương tự như là lá riềng. Tuy nhiên, bạn nên tuốt vỏ để bỏ phần cọng thừa sau đó rửa sạch và vò nát rồi hãy cho vào nồi.
Mặc dù mụn kê kiến mẹ không yên tâm nhưng đừng vì quá nóng lòng muốn chữa khỏi mà thực hiện sai cách mẹ nhé. Sau đây là một số lưu ý mẹ nhất định phải nắm được khi chăm sóc da của trẻ hằng ngày để mụn kê nhanh hết:
- Luôn giữ cho khuôn mặt của bé sạch sẽ, lau rửa mặt hằng ngày bằng nước có nhiệt độ vừa phải, tránh sử dụng sữa tắm người lớn có tính chất tẩy rửa trên da em bé. Sau khi rửa mặt hãy thấm khô da bé với khăn mềm.
- Không nên chà sát, làm vỡ các nốt mụn kê của bé
- Mẹ nên cắt móng tay cho con thường xuyên và không để trẻ dùng tay gãi lên mặt. Luôn rửa sạch tay trước khi chạm lên da mặt của bé. Chú ý không nên để sữa mẹ dính lên mặt của bé.
- Tránh sử dụng kem dưỡng ẩm da hoặc dầu trên da bé, vì nó sẽ làm bít tắc lỗ chân lông, khiến tình trạng mụn thêm trầm trọng.
- Các sản phẩm có retinoid, có liên quan đến vitamin A , hoặc erythromycin, thường được sử dụng cho mụn trứng cá ở tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, chúng thường không được khuyến khích cho trẻ sơ sinh.
- Không sử dụng bất kỳ loại xà phòng thơm, sữa tắm dạng bọt hoặc các loại xà phòng khác có chứa quá nhiều hóa chất.
- Hiện nay, có một số loại sữa tắm thuần thảo dược có thể giúp mẹ an tâm hơn trong vấn đề tắm gội cho bé hằng ngày. Vì vừa có công dụng làm sạch, dưỡng ẩm nhẹ nhàng, các sản phẩm này có chứa dược liệu thiên nhiên giúp cho tổn thương dạng mụn nhọt trên da của bé nhanh lành hơn. Mẹ có thể tìm hiểu thêm 5 loại sữa tắm thảo dược đang được khuyên dùng hàng đầu tại đây.
Trên đây là những thông tin được tổng hợp về mụn kê ở trẻ nhỏ và cách để “xua đuổi” chúng nhanh hơn. Hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức hữu ích tới mọi bà mẹ bỉm sữa, để giúp các chị em tự tin hơn, chủ động hơn khi chăm sóc bé trong những năm tháng đầu đời.